GIẢNG VIÊN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI THAM GIA “HỘI THẢO CHUYỂN GIAO VÀ NHÂN RỘNG DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ HÒA NHẬP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ÚC CÙNG VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC (AUS4SKILL) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC”

340

Người viết: TS Chu Mai Hương

          Căn cứ vào Biên bản thảo thuận giữa Trường Đại học Tây Bắc (TBU) và chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skill), ngày 19 tháng 12 năm 2020 tại Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Tây Bắc phối hợp với Chương trình Aus4Skill, Trường Đại học La Trobe tổ chức Hội thảo Chuyển giao và Nhân rộng dạy học tích cực và hòa nhập. Mục đích của Hội thảo nhằm tổng kết các hoạt động của khóa học ILO đã triển khai tại trường Đại học Tây Bắc và khởi động Chiến lược Nhà trường về nhân rộng dạy học tích cực và hòa nhập.

Tham dự chương trình trực tuyến có GS.TS. Howard Ross Nicholas – Giảng viên Khoa Giáo dục, trường Đại học La Trobe và Bà Lê Như Thủy – Điều phối viên khóa học của Trường Đại học La Trobe. Tham gia Hội thảo trực tiếp có Bà Đặng Tuyết Anh – Quản lý hợp phần Nâng cao năng lực các trường đại học miền núi phía Bắc và Bà Nguyễn Đào Tuyết Nga – Quản lý truyền thông của Chương trình Aus4Skill. Về phía Trường Đại học Tây Bắc có Đại diện Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, đại diện Phòng Đào tạo, trưởng Khoa, trưởng Bộ môn cùng tất cả học viên ILO và giảng viên, sinh viên quan tâm. Thành phần tham dự Hội thảo của Tổ Lịch sử và Đại Lý – Khoa Khoa học Xã hội gồm có TS. Đặng Hồng Liên, TS. Dương Hà Hiếu, TS Chu Mai Hương, TS. Hoàng Thanh Giang, TS. Nguyễn Hồng Nhung.

PGS.TS. Nguyễn Triệu Sơn đại diện Lãnh đạo trường Đại học Tây Bắc và GS.TS. Howard Ross Nicholas có bài phát biểu khai mạc Hội thảo.

PGS.TS. Nguyễn Triệu Sơn khai mạc Hội thảo

Nội dung chính của chương trình là thảo luận vấn đề “Điều gì đã thay đổi chúng ta kể từ khi được tiếp cận với dạy và học tích cực hoad nhập”. TS. Đặng Hồng Liên và TS. Hoàng Thanh Giang cùng sinh viên Quàng Văn Quỳnh – Đại diện tổ Lịch sử và Địa lý, Khoa Khoa học Xã hội trình bày về những thay đổi mang tích tích cực khi áp dụng phương pháp dạy và học tích cực hòa nhập qua các học phần giảng dạy ở trường Đại học Tây Bắc và ở trường THCS & THPT Chu Văn An.


TS. Hoàng Thị Thanh Giang trình bày ý kiến trước Hội thảo về ý nghĩa của việc giảng dạy tích cực và hòa nhập

Sinh viên Quàng Văn Quỳnh trình bày ý kiến trước Hội thảo

Để hiểu rõ khái niệm, cách thức tổ chức khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực hòa nhập Ban tổ chức tiến hành chia nhóm thảo luận để làm rõ những nội dung “Thầy cô và các em sinh viên có muốn  được học tập và giảng dạy theo phương pháp này không? Vì sao?”, “Với những thử nghiệm tốt về phương pháp giảng dạy tích cực, hòa nhập các thầy cô có kế hoạch gì để áp dụng và mở rộng trong tương lai?”,“Thầy cô cần hỗ trợ gì từ phía Nhà trường, Khoa, Tổ bộ môn để thầy cô áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực, hòa nhập?”.

Trong quá trình thảo luận nhóm TS. Đặng Hồng Liên được cử làm Chủ tọa và điều hành nhóm Sử – Địa; Nhóm Tiểu học – Mầm non và Nhóm Âm nhạc – Mĩ thuật. Thành viên các nhóm tích cực, sôi nổi trình bày ý kiến để làm rõ những nội dung trên. TS. Hoàng Thanh Giang đại diện nhóm Sử – Địa đã có bài báo cáo về phương pháp dạy học tích cực, hòa nhập. Bài báo cáo đã làm rõ những nội dung: tiêu chí đánh giá một giờ học tích cực, hòa nhập; Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành một giờ dạy có áp dụng phương pháp dạy học tích cực, hòa nhập; Những hoạt động của giáo viên và học sinh trước, trong và sau khi thực hiện một tiết dạy theo phương pháp dạy học tích cực, hòa nhập.

Nhóm Tiểu học – Mầm non và Nhóm Âm nhạc cũng có bài báo cáo với nội dung: Tổ chức thực hành phương pháp dạy học tích cực, hòa nhập; Hoạt động nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp dạy học tích cực, hòa nhập; Hoạt động quảng bá tuyên truyền về phương pháp giảng dạy tích cực và hòa nhập.

Nhóm Sử – Địa và Nhóm Tiểu học- Mầm non thảo luận

Kết thúc phiên thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm đều thống nhất chung về quan niệm dạy học tích cực, hòa nhập, cách thức tổ chức phương pháp dạy học tích cực, hòa nhập. Đồng thời các thành viên cũng đề xuất một số kiến nghị với Nhà trường, Khoa và Tổ bộ môn để việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực, hòa nhập có hiệu quả hơn.

Nhóm giảng viên, sinh viên Tổ Ngữ Văn, Lịch sử & Địa Lý tham gia Hội thảo

Nhóm giảng viên Tổ Lịch sử & Địa Lý tham gia Hội thảo

          Buổi Hội thảo kết thúc đã thu được nhiều kết quả và thành công tốt đẹp. Hội thảo không chỉ là diễn đàn để những người làm công tác nghiên cứu, triển khai, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và tìm kiếm sự hợp tác mà Hội thảo là nơi khuyến khích các giảng viên, sinh viên học tham gia báo cáo trao đổi kết quả nghiên cứu và học tập của mình.