NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

108

Lê Thu Hoà – KHXH

Bạn có biết: Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng gần 7 inch trong vòng hơn 100 năm qua (theo NASA). Con số này khi mới nghe thì thấy rất nhỏ. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển tăng đến mức này, nó có thể tạo ra mối đe dọa trên toàn cầu.
👉 TẠI SAO NƯỚC BIỂN LẠI DÂNG?
Nguyên nhân của thực trạng nước biển dâng là do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Khi nhiệt độ tăng làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước biển dâng. Bên cạnh đó, nhiệt độ Trái Đất tăng cũng khiến nước giãn nở. Khi nhiệt độ của đại dương tăng lên, nước biển cũng từ đó mà dâng lên.
👉 CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA NẾU NƯỚC BIỂN TIẾP TỤC DÂNG CAO?
💫 Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, bão ngày càng mạnh và mực nước biển dâng ngày càng cao sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng, trong đó có cả khu vực châu Á. Hơn hai phần ba dân số có nguy cơ chịu thiệt hại là ở Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. Nước biển dâng cao sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, điển hình như: gia tăng bão lụt tại các khu vực ven biển; làm mất đất canh tác màu mỡ và giảm độ đa dạng của hệ động thực vật,… Không chỉ dừng lại ở đó, nếu mực nước biển tiếp tục tăng cao hơn thêm 1,2 m thì một số thành phố và thậm chí là quốc gia ven biển có thể bị xóa khỏi bản đồ thế giới.
💫 ​​Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước có nguy cơ sụt lún cao. Đáng lo ngại là theo nghiên cứu mới nhất của tổ chức Climate Central có trụ sở tại Mỹ, TP.HCM có thể bị nhấn chìm trước năm 2030, ít nhất là hầu hết các khu vực phía đông nằm cạnh sông Mê Kông và dọc theo vùng đầm lầy trũng thấp của Thủ Thiêm.
✋ Nhận thức được nguyên nhân và tác hại của hiện tượng nước biển dâng, chúng ta hãy cùng nhau tích cực tham gia các hoạt hoạt động giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo vệ ngôi nhà chung này nhé.