TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC QUA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

301

Người viết: ThS. Nguyễn Thị Huệ

1. Tính hợp lí của việc tích hợp giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học qua môn Địa lí ở nhà trường phổ thông

Trong nhà trường phổ thông (bao gồm THCS và THPT), môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về Trái Đất – môi trường sống của con người, về những  hoạt động của loài người trên bình diện quốc tế, dân tộc; bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử  phù hợp  với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước, với xu thế của thời đại. Với nội dung đó, môn Địa lí trong trường phổ thông có rất nhiều khả năng giáo dục học sinh về BTTN và ĐDSH. Trước hết, là cung cấp cho học sinh những hiểu biết về môi trường sống gắn bó với cuộc sống của các em, môi trường sống của con người trên đất nước Việt Nam, trong khu vực và trên toàn cầu; tiếp  theo là những kiến thức về những tác động của con người làm biến đổi môi trường cũng như sự cần thiết phải khai thác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững; hình thành cho học sinh những kĩ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ sự đa dạng sinh học nói riêng một cách thiết thực, nhất là rèn luyện năng lực nhận biết và đề xuất biện pháp xử lí về những vấn đề đang đặt ra đối với môi trường sống của các em.

Mục tiêu của môn Địa lí trong nhà trường phổ thông là “Giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất, môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và trên thế giới; rèn luyện cho học sinh  những kĩ năng hành động, thái độ ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội”. Do vậy, môn học này đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giáo dục BTTN và ĐDSH ở nhà trường phổ thông.

Nội dung môn Địa lí đề cập hầu hết những chủ đề của giáo dục BTTN và ĐDSH trong nhà trường phổ thông, từ những kiến thức về sự đa dạng sinh học, thành phần loài, nguồn vốn gen, hệ sinh thái, …tới các mối quan hệ của dân cư và các hoạt động của con người với việc bảo vệ sự đa dạng sinh học; về sự cần thiết phải khai thác thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ sự đa dạng sinh học nhằm phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu cũng như phạm vi khu vực, quốc gia trên thế giới,Việt Nam và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.

Các yêu cầu về kĩ năng như:Bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù  hợp với khả năng của học sinh”; yêu cầu về thái độ như “gúp phần hình thành ở học sinh ….ý thức trách nhiệm và tích cực tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng” tạo cơ hội tốt cho hoạt động giáo dục BTTN và ĐDSH qua môn Địa lí. Mặt khác trong chương trình Địa lí bậc trung học có nội dung tìm hiểu địa lí địa phương theo nhiều chủ đề khác nhau, cho phép học sinh có thể tập trung tìm hiểu và kiến nghị giải pháp về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học và phát triển bền vững ngay tại địa bàn các em đang sinh sống.

  1. Khả năng tích hợp BTTN và ĐDSH qua môn Địa lí cấp THPT
Lớp Chương/ Bài Khả năng và mục tiêu tích hợp Phương thức tích hợp
Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng – Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau, tạo nên môi trường sống cho con người Bộ phận
Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất – Nội lực làm thay đổi bề mặt Trái Đất, gây thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần,…) ảnh hưởng lớn các hệ sinh thái trên trái đất

– Thấy được sự nguy hiểm của các tác động nội lực đến đời sống con người và đến sự biến đổi của các điều kiện tự nhiên.

– Thích ứng và giảm nhẹ những tai biến thiên nhiên do tác động của nội lực gây ra.

Liên hệ
Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất – Ngoại lực làm thay đổi bề mặt Trái Đất, đến các hệ sinh thái.

– Hoạt động của con người cũng là một loại ngoại lực làm thay đổi bề mặt Trái Đất và các hệ sinh thái

– Có ý thức với những  tác động không tích cực của con người cũng dẫn đến sự thay đổi địa hình và các hệ sinh thái trên bề mặt Trái Đất

– Ủng hộ những chính sách của Đảng và Nhà nước về các hoạt động liên quan đến tác động của con người  đến bề mặt Trái Đất

Liên hệ
Bài 10: Thực hành Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ – Động đất, núi lửa và tác động của nó tới các hệ sinh thái trên Trái Đất Liên hệ
Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất – Phân tích được sự ảnh hưởng của khí quyển đến các hệ sinh thái trên trái đất, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường và suy giảm tầng ô dôn.

– Tất cả mọi người trên Trái Đất có ý thức giữ gìn bầu khí quyển

– Giảm nhẹ phát thải các chất khí độc hại vào môi trường như đốt rừng, sử dụng thuốc trừ sâu, …..

Liên hệ
Bài 15: Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất – Thuỷ quyển là một thành phần của môi trường, có vai trò quan trọng với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất và đặc biệt đối với con người.

Ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước

 

Liên hệ
Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng – Thổ nhưỡng là một thành phần của môi trường, có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của các hệ sinh thái.

– Biết được sinh vật có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất

– Con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tác động tới tính chất của đất từ đó làm thay đổi các hệ sinh thái

– Ý thức được tầm quan trọng của sinh vật và con người đối với quá trình hình thành đất.

Bộ phận
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật – Hiểu được sinh quyển là một thành phần của môi trường.

– Phân tích được các yếu tố tác động tới sinh quyển.

– Phân tích được các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người tới sự phân bố sinh vật, sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

– Ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật.

– Thực hiện tốt các quy định và chính sách về việc bảo vệ tài nguyên sinh vật.

Toàn phần
Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí – Biết được sự tồn tại, phát triển và phân bố của các hệ sinh thái.

– Thận trọng khi tác động vào các thành phần tự nhiên, các hệ sinh thái.

– Tôn trọng quy luật tự nhiên.

Liên hệ
Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

 

– Phân tích được sức ép dân số đối với sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái

– Ý thức được con người cũng là nguyên nhân làm mất đi sự đa dạng sinh học.

– Ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương.

Liên hệ
Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hoá – Phân tích được ảnh hưởng của phân bố dân cư, của đô thị hóa đến sự thay đổi của các hệ sinh thái.

– Thực hiện tốt các chính sách phân bố dân cư

Liên hệ
Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế  – Biết được tài nguyên sinh vật là một lực để phát triển KT -XH

– Có ý thức trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật

Liên hệ
Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp – Biết được sự đa dạng của tài nguyên sinh vật là một trong những nhân tố ảnh hướng tới sự phát triển của ngành nông nghiệp.

– Biết được sự phát triển của ngành nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng hệ sinh thái.

– Có ý thức trong việc phát huy các thế mạnh của tài nguyên sinh vật để phát triển nông nghiệp. Đồng thời có các biện pháp khắc phục ảnh hưởng xấu của việc phát triển nông nghiệp như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, đốt rừng làm nương dãy,… đến các hệ sinh thái.

Liên hệ
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt – Phân tích được vai trò của rừng đối với môi trường và cuộc sống con người

– Phân tích được hiện trạng tài nguyên rừng và sự cần thiết phải trồng rừng

– Tham gia tích cực và ủng hộ những chủ trương, chính sách trong việc trồng rừng của Đảng và Nhà nước

Bộ phận
Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp – Biết được các loại tài nguyên như rừng, thủy sản,.. có vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp

– Có ý thức khai thác hợp lí các loại tài nguyên sinh vật để phát triển công nghiệp

Liên hệ
Bài 35: Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ – Biết được các hệ sinh thái, nhất là các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên cũng là nguồn tài nguyên của ngành du lịch

– Biết giữ gìn và phát huy các thế mạnh của tài nguyên sinh vật đối với phát triển du lịch

Liên hệ
Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên – Biết được được các mối quan hệ giữa tài nguyên sinh vật với môi trường sống của con người

– Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Bộ phận
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững – Nhận thức được việc sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ sự đa dạng sinh học là một trong những điều kiện để phát triển bền vững.

– Ủng hộ những hoạt động bảo vệ sự đa dạng sinh học để phát triển bền vững.

Bộ phận
Địa lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu – Hiểu được việc khai thác thiên nhiên quá mức đã làm suy giảm đa dạng sinh vật

– Trình bày được hậu quả của việt mất đi sự đa dạng sinh học

– Nhận thức được sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên và bảo vệ sự đa dạng sinh học

Bộ phận
Bài 4: Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển – Toàn cầu hoá gây áp lực đối với tự nhiên, làm cho môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái và ảnh hưởng lớn tới các hệ sinh thái trên Trái Đất

– Phản đối các hoạt động gây áp lực đối với tự nhiên do quá trình toàn cầu hóa gây ra như nhập phế liệu, chuyển giao công nghệ lỗi thời,…

Liên hệ
Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực – Trình bày được một số vấn đề ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học đang đặt ra đối với các châu lục như: Rừng bị khai thác quá mức ở Châu Phi, hạn hán ở Trung Á,…

– Đưa ra được những biện pháp hợp lí để giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối sự đa dạng sinh học ở các Châu lục

Bộ phận
Phần B: Địa lí khu vực và quốc gia – Trình bày được thế mạnh của tài nguyên sinh vật và các vấn đề của tài nguyên sinh vật đang đặt ra các quốc gia và khu vực.

– Đưa ra được những biện pháp hợp lí để giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối sự đa dạng sinh học ở các quốc gia và khu vực.

Liên hệ
Địa lí 12 Chủ đề 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ – Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với sự phong phú và đa dạng của tài nguyên sinh vật của nước ta. Ngoài các loài đặc hữu nước ta còn có nhiều loài di cư từ các khu hệ đến. Bộ phận
Chủ đề 2: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ – Trình bày được quá trình phát triển sinh vật của nước ta qua  ba giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam.

– Xác định được các mối quan hệ hệ giữa lịch sử địa chất với các điều kiện địa lí ảnh hưởng tới các hệ sinh thái của nước ta

Bộ phận
Chủ đề 3: Đặc điểm chung của tự nhiên – Phân tích được những ảnh của các đặc điểm tự nhiên đến tài nguyên sinh vật của nước ta.

– Chứng minh được sinh vật của nước ta mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa

Bộ phận
Chủ đề 4: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên – Trình bày và lí giải được về các vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên sinh vật của nước ta như suy giảm tài nguyên rừng, mất đi sự đa dạng sinh học

– Nêu được các biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học.

– Biết được các Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

Bộ phận
Chủ đề 5: Địa lí dân cư

 

– Phân tích được các mối quan hệ giữa việc gia tăng dân số, phân bố dân cư với vấn đề vấn đề sử dụng tài nguyên sinh vật Liên hệ
Chủ đề 6: Địa lí các ngành kinh tế – Phân tích được vai trò của tài nguyên sinh vật đối với sự phát triển của các ngành kinh tế (nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch,…) Liên hệ
Chủ đề 7: Địa lí các vùng kinh tế – Trình bày được các thế mạnh về tài nguyên sinh vật của các vùng kinh tế.

– Nhận biết được các vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên sinh vật của các vùng kinh tế

Liên hệ
Chủ đề 8: Vấn đề phát triển kinh tế an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

 

– Hiểu được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nước ta. Hệ sinh thái vùng biển đã góp phần tạo ra sự đa dạng về tài nguyên sinh vật và mang lại nhiều giá trị cao cho nước ta.

– Biết được những vấn đề đang đặt ra đối với các hệ sinh thái ven biển  của nước ta như ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên thủy sản,…

– Biết được sự cần thiết phải khai thác tổng hợp vùng biển đảo để phát triển bền vững.

Bộ phận
Chủ đề 9: Địa lí địa phương

 

– Trình bày được các vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên sinh vật của địa phương.

– Có ý thức và nêu được các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái của địa phương.

Bộ phận