Lịch sử truyền thống

2160

       1. Tên đơn vị: Khoa Khoa học Xã hội (Faculty of Social Sciences)
       2. Năm thành lập: 2019
      3. Lịch sử hình thành: Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Tây Bắc được thành lập theo Quyết định số 597/QĐ-ĐHTB ngày 08/08/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc trên cơ sở hợp nhất của hai Khoa là Khoa Ngữ văn và Khoa Sử – Địa, tiền thân là Ban Xã hội của Trường Sư phạm cấp 2 Khu tự trị Thái Mèo thành lập năm 1960.
       4. Nhiệm vụ chính trị, đào tạo
       – Đào tạo nhân lực hệ chính quy, hệ Vừa làm vừa học có trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học;
       – Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, công chức;
       – Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, triển khai các dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Bắc.
       5. Đội ngũ và cơ cấu tổ chức của Khoa
        Hiện nay Khoa có 3 bộ môn gồm: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí có 37 giảng viên cơ hữu (không kể kiêm nhiệm) trong đó có: 01 Phó Giáo sư, 21 Tiến sĩ, 15 Thạc sĩ (trong đó có 05 Nghiên cứu sinh). Ngoài ra còn có 03 Tiến sĩ, 14 Thạc sĩ ở các phòng,ban, trung tâm tham gia giảng dạy tại khoa.
Khoa đang đào tạo 3 ngành trình độ Đại học gồm: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lí; 2 ngành trình độ thạc sĩ gồm: Ngôn ngữ Việt Nam, Lịch sử Việt Nam; các lớp liên thông, vừa làm vừa học và nhiều khoá học ngắn hạn khác.
         6. Ban chủ nhiệm Khoa
         Trưởng Khoa: PGS.TS_GVCC. Bùi Thanh Hoa
         Phó Trưởng Khoa: TS_GVC. Phạm Thị Phương Huyền
         Phó Trưởng Khoa: TS_GVC. Đặng Thị Hồng Liên
        7. Các bộ môn trực thuộc
       Bộ môn Ngữ văn: Bộ Bộ môn Ngữ văn được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB, ngày 4/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Bộ môn hiện nay bao gồm 18 giảng viên cơ hữu và 01 giảng viên kiêm nhiệm tham gia giảng dạy tại bộ môn, trong đó có 01 PGS, 09 Tiến sĩ và 09 Thạc sĩ. Các giảng viên trong Bộ môn đều được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ vững vàng.
        Bộ môn Lịch sử: Bộ môn Lịch sử được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB ngày 04/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Tổng số giảng viên trong bộ môn là 09, trong đó có 05 Tiến sĩ, 04 Thạc sĩ (01 đang học Nghiên cứu sinh).Ngoài ra, bộ môn có 02 Tiến sĩ, 01 Thạc sĩ thuộc các phòng ban của nhà trường cùng tham gia giảng dạy. Các giảng viên trong bộ môn đều được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ vững vàng.
      Bộ môn Địa lí: Bộ môn Địa lí được thành lập theo Quyết định số 786/QĐ-ĐHTB ngày 04/9/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc. Hiện nay, Bộ môn gồm 10 giảng viên, trong đó có 07 tiến sĩ, 01 nghiên cứu sinh, 02 thạc sĩ. Bộ môn thực hiện giảng dạy các học phần thuộc lĩnh vực Địa lí cho sinh viên chuyên ngành ĐHSP Địa lí, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Quản trị Du lịch và Lữ hành.
         8. Các ngành đào tạo Đại học
         8.1. Ngành Đại học sư phạm Ngữ văn
          Mục tiêu chung
          Đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn có trình độ đại học. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Sinh viên cũng có thể chuyển vị trí làm việc sang một số nghề nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (các Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các tổ chức xã hội…) hoặc tiếp tục được đào tạo Sau đại học để giảng dạy ở các trường Đại học.
        Mục tiêu cụ thể
        – Chương trình đào tạo nhằm bồi dưỡng cho sinh viên một nền tảng đạo đức tốt, lí tưởng sống, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia các hoạt động chính trị xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân.
      – Vận dụng được kiến thức khoa học cơ sở, kiến thức chuyên ngành, kiến thức liên ngành vào giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề dạy học Ngữ văn. Áp dụng được những kiến thức cơ bản, hệ thống về Văn học Việt Nam, Cơ sở ngôn ngữ và tiếng Việt, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học, Hán Nôm… vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy Ngữ văn ở trường phổ thông.
      – Chương trình trang bị cho sinh viên năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường phổ thông.
      – Ngoài ra, chương trình quan tâm trang bị cho sinh viên kiến thức địa phương thuộc các lĩnh vực văn hoá, văn học có quan hệ chặt chẽ với nhà trường phổ thông ở khu vực miền núi phía Bắc.
       8.2. Ngành Đại học sư phạm Lịch sử
      Mục tiêu chung
      Sau khi học xong chương trình, người học đạt trình độ cử nhân về khoa học lịch sử và khoa học giáo dục, có kiến thức sâu rộng về khoa học cơ bản, có kiến thức vững chắc về khoa học giáo dục và biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai khoa học nói trên để phục vụ tốt cho sự nghiệp đào tạo, đổi mới giáo dục hiện nay.
       Mục tiêu cụ thể
      Về phẩm chất đạo đức: có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,có lý tưởng nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
       Về kiến thức: có kiến thức toàn diện, hệ thống và sâu rộng về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại, đạt trình độ khá giỏi, có thể làm nòng cốt trong công tác giảng dạy lịch sử tại các trường trung học phổ thông, là nguồn cán bộ cho các trường đại học, cao đẳng hoặc làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến các kiến thức lịch sử và giáo dục.
      Về kỹ năng: có năng lực sư phạm cao để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn lịch sử ở trường trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục. Có kỹ năng tự đổi mới, tự bổ túc, tự nghiên cứu (khoa học cơ bản và khoa học sư phạm) để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

       8.3. Ngành Đại học sư phạm Địa lí
        Mục tiêu chung
       Đào tạo giáo viên địa lý có lòng yêu nghề, có lý tưởng cách mạng, nắm vững tri thức lý luận của khoa học địa lý, có khả năng ứng dụng công nghê thông tin, biết liên hệ tri thức địa lý vào thực tiễn để vận dụng vào việc nghiên cứu và dạy học địa lý ở trường phổ thông.
         Mục tiêu cụ thể
        Yêu nghề, ý thức trách nhiệm cao, đạo đức tốt, tác phong mẫu mực; Có kiến thức đầy đủ và sâu sắc về Địa lý; Hiểu đúng đắn được mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững; Có khả năng áp dụng phương pháp tiên tiến, phương tiện dạy học hiện đại vào các quá trình dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông.
      9. Các ngành đào tạo Thạc sĩ
      9.1. Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam
      Mục tiêu đào tạo:
       – Cung cấp các kiến thức nền tảng, hiện đại và nâng cao về: các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ như phân xuất âm vị học, phân tích nghĩa của từ ra các thành tố nghĩa, phân tích nghĩa của câu, phân tích ngữ pháp (theo thành tố trực tiếp, theo cấu trúc chủ – vị, cấu trúc đề thuyết, phép phân tích cải biến câu…), phương pháp so sánh lịch sử, so sánh loại hình, so sánh đối chiếu…
      – Cung cấp kiến thức chuyên sâu về các ngành nghiên cứu cơ bản như: ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học; các kiến thức liên ngành như: ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học ứng dụng…
      – Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về các địa hạt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng học, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, làm từ điển…
      9.2. Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
        Mục tiêu đào tạo:
       Về kiến thức: Có kiến thức nâng cao về: các phương pháp nghiên cứu lịch sử như phương pháp lịch sử, lôgic, tổng hợp tài liệu, điền dã, so sánh, đối chiếu, phương pháp nghiên cứu trường hợp… Có kiến thức chuyên sâu về các ngành nghiên cứu cơ bản như: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, phương pháp dạy học lịch sử; các kiến thức liên ngành như Lịch sử và văn hóa, Lịch sử và dân tộc học, Lịch sử ứng dụng.
      Về kĩ năng: Các học viên cao học tốt nghiệp Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam có năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử Việt Nam ở các cơ quan nghiên cứu, đơn vị công tác; hoặc dạy học ở các trường trung học phổ thông và các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng các tỉnh, huyện, các cơ quan ban ngành và các lĩnh vực liên qu đến lịch sử; có thể làm việc trong các cơ quan báo chí truyền thông, làm biên tập tại các cơ quan xuất bản; có thể học tiếp làman nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và phức tạp; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá, cải tiến và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động chuyên môn ở quy mô lớn.

       10. Chế độ chính sách dành cho sinh viên
       Thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ sinh viên thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên dân tộc, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn,…
       11. Thông tin liên hệ
       Văn phòng Khoa KHXH:
        Phòng 506, Nhà A, Trường Đại học Tây Bắc
       Tổ 2, phường Quyết Tâm, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam
       Liên hệ văn phòng Khoa:
       Thường trực Văn phòng: chuyên viên Lò Thanh Bình
       Điện thoại: (0212) 3 799 664. Di động: 0941.819.998
      Email: [email protected]