QUI TRÌNH LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY

285

Người viết: Nguyễn Thị Huệ

Tổ Địa lí, Khoa KHXH

 

Bước 1: Xác định từ khoá

Mindmap được tạo thành bởi hầu hết các từ khoá nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong ghi chép và ghi nhớ. Và chỉ với những từ khoá, đã có thể nắm bắt được nội dung của các điều muốn ghi nhớ. Chính vì vậy khi thiết kế SĐTD, nên tự tập cho mình thói quen chú ý đến từ khoá, ghi nhớ từ khoá là đủ để chúng ta nắm bắt được nội dung cần truyền đạt.

Ví dụ: Cho SV xác định từ khoá trong học phần Địa lí Châu Á bài “Nhật Bản”

Hình 1: Từ khoá trung tâm bài “Nhật Bản”

Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm

Đọc kĩ nội dung bài học, chương cần thành lập SĐTD, suy nghĩ và lựa chọn từ khoá, từ trung tâm của bài, viết vào trung tâm bảng (hoặc giấy). Như vậy ở trung tâm của SĐTD sẽ là một từ khoá hay hình ảnh chủ đạo thể hiện nội dung chính của toàn bộ Sơ đồ và yêu cầu phải viết bằng chữ in hoa. Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để chúng ta dễ nhìn nhận vấn đề.

Bước 3: Xác định các ý chính

Từ từ khoá và chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên các nhánh đó viết những ý chính của chủ đề trung tâm một cách ngắn gọn, là những khái niệm hoặc từ khoá liên quan đến chủ đề. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

Hình 2: Các nhánh cấp 1 bài “ Nhật Bản”

Bước 4: Xác định các ý phụ cấp nhỏ hơn

Mỗi ý chính sẽ có các ý phụ cấp nhỏ hơn, sau khi xác định ý chính, tiếp tục triển khai xác định các ý phụ gồm ý phụ cấp 1 từ ý chính, ý phụ cấp 2 từ ý phụ cấp 1… để tạo ra sự liên kết. Nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho SĐTD nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn. Tất cả các nhánh của một ý nên toả ra từ 1 điểm và cùng một màu.

Hình 3: Các nhánh cấp 2, cấp 3 bài “Nhật Bản”

Bước 5: Thêm các hình ảnh minh hoạ

Ở bước này, chúng ta nên thêm các hình ảnh liên quan nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết.

Hình 4: Các hình ảnh minh hoạ trong SĐTD Bài “Nhật Bản”