Lấy nước đường xa – Một cuốn sách, hai câu chuyện giao thoa đầy cảm xúc

202

Hoàng Thị Thanh Giang

Khoa Khoa học xã hội

Lấy nước đường xa – A long to water

Tác giả: Linda Sue Park

Dịch giả: Nguyễn Thanh Tùng

Dựa trên một câu chuyện có thật, Lấy nước đường xa là câu chuyện đầy cảm động về tinh thần, khát vọng của con người.

Đau thương. Khốn cùng. Nghèo khổ. Đói khát… Cứ nhắc đến cái tên Nam Sudan, trong đầu tôi lại hiện ra rất nhiều từ ngữ xót xa như vậy để miêu tả nó. Một đất nước chứa đựng những nỗi thống khổ và đau đớn đến tận cùng, nơi những ngời dân phải gánh chịu sự thiếu thốn tiền bạc, đồ ăn, tính mạng có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào bởi các cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các bộ tộc; ngời dân không còn cách nào khác chạy đi tị nạn ở các nước láng giềng… Đất nước này còn một vấn đề nghiêm trọng và nan giải nữa, đó chính là việc thiếu nước sạch cho sinh hoạt. Nhưng trong tình trạng như thế tại đất nước của mình, trong vô số những người dân, vẫn có những con người luôn vững tin vào một tương lai tươi sáng hơn cho bản thân, mạnh mẽ vươn lên để kiếm tìm cho mình cơ hội biến cuộc sống trở nên tốt đẹp.

Dựa trên một câu chuyện có thật, Linda Sue Park đã mang đến cho người đọc một câu chuyện đẹp đẽ về những cá nhân đặc biệt như vậy tại vùng đất khốn khổ ấy. Với bản dịch dễ hiểu của dịch giả Nguyễn Thanh Tùng, cuốn sách “Lấy nước đường xa”, được dịch từ bản gốc “A long walk to water” đã được NXB Thái Hà xuất bản, cho độc giả trải nghiệm và cảm nhận cuộc sống của hai nhân vật Salva Dut và Nya tại Nam Sudan.

Salva Mawien Dut Ariik, một cậu bé mười một tuổi, tộc Dinka, trong lúc đang ở trường học thì nghe thấy tiếng sung nổ. Tất cả mọi người đều chạy để trốn khỏi khói đạn chiến tranh, chẳng cần biết đi đến đâu, cũng không kịp quay về nhà thông báo, và Salva cũng vậy. Cậu bé đã di tản đến nhiều nơi, luôn mang trong mình nỗi lo sợ và phải trải trải qua bao thử thách. Khó khan có mọi lúc mọi nơi: nhóm người đi tị nạn cậu đi cùng cảm thấy cậu phiền phức vì còn là một đứa trẻ, thiếu thức ăn và nước uống, vùng đất có những con sư tử hung dữ không biết lúc nào sẽ xông đến, sa mạc cằn cỗi và nóng bỏng, chiến tranh thì vẫn luôn diễn ra ở khắp đất nước,… Vợt trên hết những điều đó, cậu mạnh mẽ sống, trải qua rất nhiều gian nguy và thử thách kì thú, Salva Dut đã có được cuộc sống cậu hằng mong ước, và có thể làm được những điều giúp đỡ cho quê hương của mình.

Cùng với câu chuyện của Salva, còn có Nya, cô bé tộc Nuer mời tuổi ngày ngày phải đi bộ tám tiếng để có thể mang về trên vai một can nước đục cho gia đình. “Nóng. Vội. Gai nhọn”. Quả là chẳng dễ dàng gì đối với một đứa trẻ mười tuổi. Cứ đi lại lấy nước trong cả một ngày dài, bảy tháng trong năm. Gia đình cô bé cũng phải nhận rất nhiều vấn đề. Chiến tranh giữa hai bộ tộc Nuer của cô và tộc Dinka, các em còn quá nhỏ, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi nguồn nước bẩn. Rồi một ngày, có một đội xây dựng đến và nói rằng muốn đào một chiếc giếng cho người dân trong làng. Mọi chuyện rồi sẽ ra sao? Mọi người trong làng của Nya có thể được hưởng nguồn nước trong sạch và mát lành mỗi ngày không?

“Lấy nước đường xa” sẽ cho bạn một tầm nhìn tươi sáng hơn về quốc gia này, không chỉ có những điều tồi tệ đó, mà còn là một đất nước nơi có những tấm gương nỗ lực cải thiện cuộc sống của mình. Thấy được hoàn cảnh của các nhân vật trong sách, ta sẽ càng biết trân trọng những gì mình đang có. Câu chuyện của họ giúp ta hiểu được sâu sắc về tình yêu thương của người thân trong gia đình, bạn bè; để đạt được những mong ước của bản thân thì cần vững tin, nhẫn nại tiến về phía trước, bạn sẽ chạm được tới ước mơ,…

 “Lấy nước đường xa” là một cuốn sách xứng đáng được đón nhận bởi độc giả, cùng thế giới rộng lớn mà cuốn sách mở ra trong mắt người đọc. Đặc biệt, đây là một món quà phù hợp để dành tặng cho những bạn đọc trẻ tuổi, để có thêm nhiều kiến thức và hiểu được những giá trị trong cuộc sống.