HỘI THẢO “CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC – THÀNH TỰU VÀ CÁC GIẢI PHÁP”

270

Người viết: Điêu Thị Vân Anh

Ngày 5/12/2021, Trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức hội thảo “Công bố khoa học của trường Đại học Tây Bắc- Thành tựu và các giải pháp” với hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến qua nền tảng Zoom. TS. Đoàn Đức Lân – Bí Thư Đảng uỷ, chủ tịch HĐT Đại học Tây Bắc chủ trì hội thảo với các nội dung:

  1. Kết quả NCKH của trường giai đoạn 2001-2021
  2. Chia sẻ các kinh nghiệm trong công bố nghiên cứu, đặc biệt là công bố quốc tế
  3. Định hướng giải pháp trong thời gian tới

Thạc sĩ Lê Thị Thu Hoà với rất nhiều công bố quốc tế trong thời gian vừa qua đã đại diện Khoa KHXH báo cáo tham luận trong hội thảo. KHXHNV là ngành được cho là khó công bố quốc tế hơn KHTN và các ngành khác do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong tham luận của mình, Ths Lê Thị Thu Hoà đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm công bố và các nguồn tài liệu nghiên cứu. Cụ thể:

Thứ nhất, về việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu cần dựa trên sở trường, xu hướng nghiên cứu hoặc thế mạnh vượt trội của địa bàn nghiên cứu, đọc thật nhiều các nghiên cứu liên quan. Tập trung cao độ vào các bài tổng quan để có cơ sở lý luận, đọc bài của các tác giả uy tín có cùng xu hướng để hiểu được cách lập luận, phương pháp trình bày vấn đề, từ đó hình thành ý tưởng và lựa chọn được vấn đề nghiên cứu. Điểm thuận lợi trong công bố quốc tế của các nhà nghiên cứu KHXH&NV ở Việt Nam là Việt Nam có sự đặc sắc về lịch sử, có sự đa dạng về dân tộc và văn hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa, những nét đặc thù riêng của xã hội Việt Nam là điểm thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của cộng đồng khoa học cũng như các nhà chính trị, quản lý xã hội.

Thứ hai, về nguồn tài liệu: Việc tiếp cận nguồn dữ liệu trong nghiên cứu có vai trò quan trọng đối với các nhà nghiên cứu. Thông qua các nguồn tài liệu sẽ giúp việc nắm bắt kiến thức và xu hướng nghiên cứu mới của Thế giới, nhất là phương pháp tiếp cận hoặc đo lường các nội dung, biết đến các chuyên gia trong từng lĩnh vực, chủ đề nghiên cứu. Ths Lê Hoà chia sẻ một số trang web ngành Khoa học Xã hội có thể khai thác rất hiệu quả:

Trang web Science Direct (https://www.sciencedirect.com)

Trang web Springer Link (springerlink.com)

  

Thứ tư, về phần mềm trích dẫn, việc sử dụng phần mềm trích dẫn Mendelay, Endnode, Zotero…giúp nhanh chóng cập nhật 10167 style trích dẫn của các tạp chí, nhà xuất bản, trường đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhờ đó có thể quản lý và trích dẫn tài liệu chuyên nghiệp, nhanh chóng.

 

            Phần mềm trích dẫn giúp quản lý và sắp xếp tài liệu tham khảo khoa học

Cuối cùng, để thành công và có được những công bố trong nước và quốc tế cần sự quyết tâm và thái độ làm việc nghiêm túc, tinh thần làm việc nhóm, đảm bảo tính liên tục, không ngắt quãng. Việc học hỏi những người đã có kinh nghiệm công bố trong nước và quốc tế sẽ rút ngắn thời gian tìm tòi, biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu thế mạnh của mình

Công bố quốc tế vừa có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân nhà khoa học, vừa là một trong các tiêu chí để đánh giá, xếp hạng trường đại học. Bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế sẽ khẳng định chất lượng công trình nghiên cứu, thước đo năng lực nghiên cứu, khả năng hội nhập của nhà khoa học.

Hội thảo với các tham luận của các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong công bố quốc tế đã giúp cho cán bộ, giảng viên của Nhà trường hình dung rõ hơn con đường để công bố một bài báo khoa học quốc tế, những chướng ngại vật sẽ gặp phải và cách để vượt qua. Những kiến thức, kinh nghiệm quý báu được thể hiện dưới những ví dụ sinh động thực tế trong tham luận của các giảng viên, đặc biệt của Ths Lê Thị Thu Hoà đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giảng viên của trường có thêm nghị lực để bắt đầu và đi dài, đi xa hơn trên con đường nghiên cứu khoa học.